Quan hệ ngoại giao Na_Uy

Về đối ngoại

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Na Uy điều chỉnh chính sách đối ngoại từ "trung lập hạn chế" sang liên minh quân sự và gia nhập NATO (1949) để có sự đảm bảo của MỹTây Âu cho an ninh và quốc phòng, vì Na Uy luôn luôn lo ngại ảnh hưởng của Nga. Na Uy tham gia lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở Trung Đông, ủng hộ Mỹ trong hầu hết các vấn đề quốc tế. Cùng với các nước Bắc Âu khác, Na Uy chủ trương cải tổ Liên Hiệp Quốc, trong đó có Hội đồng bảo an nhằm đảm bảo dân chủ và quyền bình đẳng giữa các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Na Uy đang thực hiện kế hoạch điều chỉnh quan hệ đối ngoại, tập trung nguồn lực nhiều hơn trong quan hệ với các nước mới nổi (BRIC) gồm có Brasil, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm tận dụng nguồn lực phát triển của các nước này.

Na Uy duy trì các đại sứ quán ở 82 quốc gia.[38] 60 quốc gia duy trì một đại sứ quán ở Na Uy, tất cả đều nằm ở thủ đô Oslo.

Na Uy là thành viên sáng lập của Liên Hợp quốc (LHQ), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hội đồng châu Âu và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA).

Na Uy đã tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Oslo, một nỗ lực không thành công để giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.

Quan hệ với Liên minh châu Âu

Na Uy đã đệ đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và các tổ chức tiền thân của nó vào các năm 1962, 1967 và 1992. Trong khi Đan Mạch, Thụy ĐiểnPhần Lan đều đã có được tư cách thành viên EU, cử tri Na Uy đã từ chối việc gia nhập EU trong các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1972 và 1994.

Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1994, Na Uy duy trì tư cách thành viên của mình trong Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), một thỏa thuận cho phép quốc gia tiếp cận thị trường đơn nhất của Liên minh [39]

Với châu Á nói chung

Năm 1996, Quốc hội Na Uy thông qua "Chiến lược châu Á" nhằm tăng cường quan hệ chính trị và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá lâu dài với các nước ở khu vực này. Hiện nay, Na Uy có quan hệ thương mại nhiều với Nhật Bản, Trung Quốc và ngày càng chú trọng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Vấn đề dân chủ, nhân quyền

Là một trong những ưu tiên hàng đầu của Na Uy hiện nay. Bộ Ngoại giao Na Uy chịu sức ép rất lớn từ Quốc hội Na Uy về vấn đề này, do đó, phía Na Uy đánh giá cao cơ chế đối thoại nhân quyền với các nước nói chung và với Việt Nam nói riêng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Na_Uy http://www.issuesmagazine.com.au/article/issue-jun... http://www.acea.be/statistics/tag/category/share-o... http://www12.statcan.gc.ca/nhs-enm/2011/dp-pd/dt-t... http://www.123independenceday.com/norway/political... http://www.atkearney.com/main.taf?p=5,4,1,116 http://edition.cnn.com/2016/06/08/europe/norway-de... http://www.economist.com/displaystory.cfm?story_id... http://www.economist.com/theworldin/international/... http://www.eiu.com/democracy2016 http://www.huffingtonpost.com/2010/12/14/worlds-to...